Cẩm nang sức khỏe

Đột quỵ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Khi bị đột quỵ, người bệnh chỉ có thể trải qua hai viễn cảnh: hoặc là tử vong, hoặc sống với di chứng tàn tật. Vì thế, việc phòng ngừa, kiểm soát bệnh từ giai đoạn đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mời bạn cùng OTiV rà soát lại các nguyên nhân, dấu hiệu, chứng của tai biến mạch máu não để loại bỏ căn bệnh này từ gốc!

Trên thế giới, mỗi 45 giây trôi qua có ít nhất một người bị đột quỵ và cứ 3 phút thì lại có một người tử vong do tình trạng này (theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ). Riêng tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Điều khủng khiếp là có đến 100.000 người tử vong trong số đó (chiếm 50%).

Trước đây, đột quỵ hầu như chỉ thường gặp ở những người trên 50 nhưng hiện nay độ tuổi mắc căn bệnh này đang trẻ hóa đến “giật mình”. Theo thống kê tại các bệnh viện, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này đang có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Đột quỵ (Stroke) thường được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra thường do mạch máu não bị vỡ hoặc bị tắc. Tình trạng này có các loại tổn thương chính đó là tổn thương do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Người bệnh cũng có thể bị tổn thương do các tình trạng này xảy ra cùng lúc.

Hậu quả của tai biến mạch máu não là các cơ quan và vùng cơ thể được điều khiển bởi vùng não bị thiếu máu sẽ không thể tiếp tục hoạt động. Người bị tai biến thường bị tê liệt (nửa thân trái, nửa thân phải…), nói ngọng, không nói được…thậm chí tử vong!

  • Nhồi máu não: chiếm đến 85% số ca đột quỵ não, xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

  • Xuất huyết não: Chiếm 15% tổng số ca bị đột quỵ não. Tình trạng này xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, chèn ép và gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

Tai biến mạch máu não có hai dạng: nhồi máu não (trái) và xuất huyết não (phải)

Nguyên nhân gây đột quỵ – tai biến mạch máu não

Tuổi tác, giới tính… có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến đời sống và bệnh lý như béo phì, lối sống kém lành mạnh, cao huyết áp, tiểu đường… thường là các yếu tố liên quan trực tiếp.

Các yếu tố này khiến các gốc tự do và các sản phẩm trung gian trong cơ thể sản sinh nhiều. Trong khi đó, gốc tự do và các sản phẩm trung gian này là “truy cùng giết tận” ngược lại các tế bào còn khỏe mạnh (đặc biệt là tế bào não).

Các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên có thể kể đến bao gồm:

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ não. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ não cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường.

  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ não cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các yếu tố tự nhiên thường khó giải đáp và thay đổi. Chẳng hạn như người lớn tuổi thì dễ bị đột quỵ hơn và nam thì bị đột quỵ cao hơn nữ. Có thể tạm hiểu, đột quỵ liên quan đến sự lão hóa của cơ thể, gen về giống nòi, chủng tộc. Các phạm trù này đã được “lập trình” sẵn và chưa thể thay đổi được. Chúng ta chỉ có thể kéo dài thời gian sống và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra chúng mà thôi.

 

Nam giới bị đột quỵ não cao hơn nữ giới

Các yếu tố bệnh lý

Các bệnh lý có tính di truyền (đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp…), bệnh lý do thói quen sống gây ra bệnh tai biến mạch máu não có thể kể đến bao gồm:

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ não cao hơn người bình thường. Đặc biệt là những người bị xơ vữa động mạch và mạch máu nhỏ.

  • Tăng huyết áp: tăng huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, tăng huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.

  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và tăng nguy cơ bị đột quỵ não.

  • Đau đầu: Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% những người bị đột quỵ có liên quan trực tiếp đến đau đầu. Kết quả này cho thấy nhức đầu thường xuyên ít nhiều có liên quan đến đột quỵ.

  • Mất ngủ: Theo các chuyên gia tại ĐH Y khoa Icahn (ISM), ngủ dưới 5 giờ/ngày, có nguy cơ đột quỵ cao hơn đến 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ ngày. Do đó, mất ngủ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khởi phát tai biến mạch máu não.

  • Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; dùng các chất kích thích, lười vận động có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Trong đó, thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp 2 lần. Vì sao? Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp 2 lần

Các bệnh lý có thể đến do di truyền nhưng lối sống quyết định một phần quan trọng. Đối với tình trạng đột quy não cũng vậy. Nếu gia đình bạn có người bị đột quỵ não bạn có khả năng bị đột quỵ não Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh này bằng lối sống khoa học mà cụ thể là  tập thể dục thường xuyên, ăn uống, ngủ nghỉ đều độ….

Nhìn chung về cơ chế bệnh sinh tai biến mạch máu não, các yếu tố bệnh lý và tự nhiên, chỉ đóng vai trò như bàn đạp thúc đẩy một yếu tố gây hại đặc biệt khác bên trong cơ thể bùng nổ và sản sinh ra nhiều hơn. Yếu tố đặc biệt đó là…gốc tự do

Theo ThS. Lâm Văn Chế, khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: “Tại não, gốc tự do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối. Thời gian bị tắc càng lâu thì tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ càng trở nên suy yếu hoặc chết đi, dẫn đến cơn đột quỵ.”

Gốc tự do – Nguồn gốc của đột quỵ

Những căng thẳng – stress, áp lực trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh… và quá trình chuyển hóa trong cơ thể sản sinh rất nhiều độc chất gốc tự do (Free Radical). Năm 1954, Giáo sư Denham Harman (Đại học Berkeley, California, Mỹ) là nhà khoa học đầu tiên ng bố về sự nguy hiểm của gốc tự do, đặc biệt là tại não.

Đây là thủ phạm gây ra lão hóa và bệnh tật cho cơ thể. Gốc tự do tấn ng làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp, dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra thiếu máu não. Đồng thời, khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch gắn kết với các tế bào máu và yếu tố khác hình thành các cục máu đông có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não.

Gốc tự do được các nhà khoa học cho là “thủ phạm” gián tiếp gây đột quỵ não

Các giai đoạn và triệu chứng của đột quỵ

Tai biến mạch máu não có 2 giai đoạn chính: Giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi phát đột quỵ

Tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng mà triệu chứng tai biến mạch máu não trong giai đoạn khởi phát ở mỗi người là khác nhau. Có những người đột ngột ngã vật ra và hôn mê sâu, nhưng nhiều người khác lại chỉ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu nhẹ, biểu hiện không rõ ràng và dễ bị bỏ qua.

Tuy các triệu chứng khác nhau nhưng bạn có thể nhận biết cơn tai biến mạch máu não với những dấu hiệu phổ biến nhất đó là:

  • Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt không rõ nguyên nhân.

  • Một bên mặt bị rủ xuống, đồng thời một bên cánh tay, chân buông thõng, mất cảm giác.

  • Một hoặc cả hai bên mắt mờ dần, thị lực giảm sút hẳn, tai bị ù.

  • Khó nói, không thể kiểm soát lời nói, người bệnh không hiểu người khác đang nói gì và chính mình đang muốn nói điều gì.


Một bên mặt bị rũ xuống là dấu hiệu của người bị đột quỵ

Giai đoạn toàn phát đột quỵ

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp những hội chứng phổ biến như: Rối loạn hệ thần kinh (thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ảo tưởng hoặc ảo giác), hội chứng màng não (bao gồm 3 nhóm triệu chứng chính: hội chứng kích màng não, triệu chứng về dịch não tủy, triệu chứng tổn thương não)… Trong đó, các triệu chứng tổn thương não (của hội chứng màng não) là biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng nhất. Cụ thể đó là rối loạn thần kinh (lơ mơ, hôn mê, mơ sảng); rối lọan cơ tròn (tiểu đại tiện không tự chủ); rối loạn vận động (liệt hoặc tổn thương các dây sọ não (dây số VI)).

Khi hôn mê, người bị tai biến mạch máu não thường hôn mê sâu và nặng. Đi kèm với hôn mê là sắc mặt tái nhợt, thở to, khó nuốt, mất phản xạ giác mạc và đồng tử mắt. Trên thực tế, rất khó phân biệt được bên lành và bên liệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *